Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được làm từ sữa bằng cách lên men, về cơ bản giá trị dinh dưỡng của sữa chua tương tự sữa nguyên liệu làm nên chúng nhưng có nhiều ưu việt hơn cho sức khỏe. Do đó, nên đưa sữa chua vào thực đơn mỗi ngày, đặc biệt là sữa chua được làm từ sữa tươi có giá trị dinh dưỡng rất cao.


Vì sao sữa chua tốt cho sức khỏe?

Giàu dinh dưỡng và cân đối các thành phần sinh năng lượng

Trong 100 gr sữa chua có chứa khoảng 105 Kcal, trong đó chất bột đường 16 g (chiếm 60% năng lượng), chất đạm 3,5 g(chiếm 14% năng lượng), và chất béo 3 g (chiếm 26% năng lượng), rất phù hợp với nhu cầu của con người. Ngoài ra sữa chua còn chứa hàm lượng cao canxi và một số loại vitamin như A, D, E…


Giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa tốt

Sữa chua cung cấp một lượng lớn các các lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giúp tiêu hóa tốt thức ăn, qua đó kích thích ăn ngon miệng hơn.

Sữa chua còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại các bệnh vặt như cảm lạnh, viêm mũi, ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng của một số bệnh đường ruột như khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày, táo bón…

Hấp thu dễ dàng

Quá trình lên men sữa tươi để tạo nên sữa chua giúp các chất đạm, béo có sẵn trong sữa được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt với người không dung nạp đường lactose có trong sữa tươi do thiếu men lactase gây tiêu chảy sau khi uống sữa, thì việc sử dụng sữa chua sẽ không còn lo lắng về vấn đề này vì đường lactose trong sữa đã được lên men và dễ hấp thu hơn.

Nguồn cung cấp canxi giúp trẻ em cao lớn, giúp người lớn xương răng chắc khỏe.

Nhu cầu canxi của trẻ từ 6 tháng - 6 tuổi khoảng 400 – 600 mg/ngày. Hàm lượng canxi trong 100 g sữa chua khoảng 112 mg, cùng với lượng vitamin D dồi dào, giúp hấp thu canxi hiệu quả, giúp trẻ cao lớn.

Việc bổ sung sữa chua trong thực đơn cho người lớn cũng giúp tăng cường cung cấp canxi giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả, đặc biệt ở người không dung nạp lactose, không uống được sữa.

Những lưu ý khi dùng sữa chua

- Không dùng sữa chua cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

- Không nên để đông đá hoặc đun nóng sữa chua vì sẽ làm tiêu diệt các khuẩn có lợi có trong sữa chua. Nên bảo quản ở nhiệt độ 6oC, nếu không muốn ăn lạnh thì có thể hâm bằng cách đặt hũ sữa chua vào tô nước ấm.

- Không uống kháng sinh cùng lúc dùng sữa chua.

Chiếc răng sữa đầu tiên mọc lúc 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé mới sinh ra đã có răng hoặc răng mọc sớm trong vòng 1 tháng đầu đời, đây chính là răng sơ sinh. 


Về tỉ lệ, răng sơ sinh hiếm gặp, khoảng 1 trên 2000 đến 3000 trẻ được sinh ra. Vị trí thường gặp là vùng nướu trước của hàm dưới. Các răng này thường có chân răng ngắn và bám lỏng lẻo vào mô nướu.

Khi trẻ bú, những chiếc răng này có thể gây kích thích dẫn đến tổn thương lưỡi của trẻ hoặc gây khó chịu cho mẹ. Trong hầu hết các trường hợp, răng sơ sinh không liên quan đến bệnh lý toàn thân; tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng là 1 biểu hiện trong các hội chứng như Ellis-van Creveld, Pierre Robin, Riga Fede...

Răng sơ sinh có thể được phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Một số trường hợp có thể cần chụp X-quang răng hoặc thực hiện một số xét nghiệm để xác định răng sơ sinh có liên quan đến bệnh lý toàn thân không.

Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn hoặc gạc ướt, sạch lau nhẹ nhàng răng sơ sinh và nướu xung quanh, thường xuyên kiểm tra tình trạng nướu và lưỡi để phát hiện sớm tổn thương. Khi răng sơ sinh gây đau, loét vùng lưỡi, miệng hoặc có triệu chứng khác, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Răng sơ sinh cần được nhổ sớm tại bệnh viện chuyên Nhi, khi chúng có biểu hiện lung lay và có nguy cơ rơi vào đường thở của trẻ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ sơ sinh.

Lớp mỡ bụng trắng tích tụ dai dẳng không những khiến bạn mất tự tin khi lựa chọn trang phục mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay bệnh tim do mỡ thừa gây ra, việc thay đổi thói quen sinh hoạt là vô cùng cần thiết.


Liên tục vận động

Lớp mỡ nội tạng sẽ nhanh chóng tiêu tan nhờ các bài tập làm tăng nhịp tim như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi bộ.


Tăng cường bổ sung protein

Khi bạn già đi, cơ thể bắt đầu sản sinh nhiều insulin hơn vì các tế bào cơ và tế bào mỡ không còn nhạy với insulin như trước. Insulin này khiến mỡ tích tụ nhiều hơn, đặc biệt là mỡ vùng bụng. Vì vậy, chế độ ăn giàu protein sẽ bảo vệ bạn khỏi tình trạng kháng insulin. Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ béo phì tuân thủ chế độ ăn 30% protein, 40% carb, 30% chất béo trong 8 tuần đã giảm đáng kể lượng mỡ nội tạng, so với những người theo chế độ ăn chỉ có 16% protein, 55% carb và 26% chất béo.

Bổ sung chất béo không bão hòa đa

Ăn các loại hạt và cá để bổ sung chất béo không bão hòa đa cho cơ thể sẽ góp phần đánh tan mỡ bụng. Theo một nghiên cứu của Thụy Điển, người ăn bổ sung 750 calo mỗi ngày dưới dạng dầu cọ (chất béo bão hòa) sẽ tăng lượng mỡ nội tang, trong khi đó, những người ăn bổ sung dưới dạng dầu hoa hướng dương (chất béo không bão hòa đa) tăng nhiều cơ và ít mỡ hơn.

9 cách đánh tan lớp mỡ bụng

Dùng giấm

Nghiên cứu năm 2009 của Nhật cho thấy những người béo phì tiêu thụ 1-2 thìa giấm mỗi ngày trong 8 tuần giảm được lượng mỡ cơ thể đáng kể, đặc biệt là mỡ nội tạng. Một giả thuyết cho rằng axit acetic trong giấm tạo ra protein để đốt cháy mỡ thừa.

Tập yoga

Kết quả của một nghiên cứu năm 2012 cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh tập yoga trong 16 tuần giảm được nhiều mỡ nội tạng. Thậm chí những bài tập giúp thư giãn nhẹ nhàng như tập thở cũng làm giảm nồng độ hormone cortisol – một loại hormone gây tích tụ mỡ bụng.

Ngủ đủ giấc...

Theo nghiên cứu năm 2010 của Đại học Wake Forest (Mỹ), giấc ngủ tối ngắn hơn 5 tiếng làm tăng mỡ nội tạng. Vì vậy, tốt nhất hãy cố gắng ngủ thật sâu trong vòng 8 tiếng để ngăn mỡ bụng xuất hiện.

...nhưng không "ngủ nướng" vào cuối tuần

Thói quen ngủ nghỉ không khoa học và thay đổi sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, từ đó cơ thể dễ tiết các loại hormone tích trữ mỡ như cortisol.

9 cách đánh tan lớp mỡ bụng

Uống trà xanh

Kết hợp chế độ luyện tập vừa phải và uống trà xanh để cung cấp catechin sẽ giúp đốt cháy mỡ bụng thừa nhanh hơn. Liều lượng được khuyên dùng là 625 mg, tương đương với 2-3 tách trà.

Bổ sung chất xơ

Nghiên cứu năm 2011 cho thấy những người tăng lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày lên 10g mỗi ngày (tương đương 2 quả táo nhỏ, 1 cốc đậu xanh, nửa cốc đậu pinto) giảm thêm được 3.7% mỡ nội tạng sau 5 năm.

Nguồn: Suc khoe

Trong nhiều trường hợp, chườm đá khi bị thương khiến máu khó lưu thông, khiến quá trình phục hồi bị kéo dài và không hiệu quả.


Từ ngày được đưa ra bởi tiến sĩ Gabe Mirkin trong tác phẩm kinh điển The Sports Medicine Book năm 1978, phương pháp RICE đã trở thành bí kíp hàng đầu của giới thể thao trong việc sơ cứu và điều trị các chấn thương như bong gân, đứt dây chằng, chuột rút. Tuy nhiên, theo Men's Health, RICE không hiệu quả đến vậy và bản thân Mirkin đã lên tiếng đính chính rằng nghiên cứu của mình còn nhiều thiếu sót.

Chườm đá khi bị thương chưa chắc đã tốt. Ảnh: Suc khoe
Phương pháp RICE của Mirkin bao gồm 4 yếu tố: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép), Elevation (nâng lên). Trong nhiều trường hợp, RICE không những không làm lành vết thương mà còn khiến bạn đau trầm trọng hơn. Nguyên nhân là khi bạn bong gân hoặc sử dụng cơ bắp quá mức, cơ thể sẽ tự điều động hormone đến vùng bị thương để khởi động quá trình hồi phục. Đá và các quy trình làm lạnh khác sẽ cản trở máu lưu thông đến khu vực bị thương, khiến bạn lâu khỏi.

Để điều trị vết thương một cách hiệu quả hơn, chuyên gia khoa học thể thao Julio Veloso từ Men's Health khuyên bạn nên làm theo các bước sau:

- Vận động nhẹ nhàng: Vận động giúp máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến vùng bị thương, mang đi các chất thải. Bạn có thể tưởng tượng mình đang vẽ một chữ cái trong không khí bằng bàn chân, bàn tay hoặc ngón tay bị đau. Nên bắt đầu ngay sau khi gặp chấn thương.

- Nâng lên: Hãy cố gắng nâng vết thương khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và ngon giấc hơn.

- Băng ép: Băng bó cẩn thận vết thương giúp bạn nhanh chóng di chuyển, cử động trở lại mà không làm ảnh hưởng đến chấn thương.

- Điều trị: Đừng quên tìm cho mình một nhà trị liệu để đưa các gân, khớp trở về hoạt động bình thường. Bạn cũng có thể thử các phương pháp chữa trị Đông Y như châm cứu. 

Tiến sĩ Mirkin khuyến nghị, nếu cơn đau quá dữ dội, bạn vẫn có thể dùng đá đắp lên vết thương 2-3 lần, mỗi lần 10 phút và phải trước 6 tiếng tính từ thời điểm bị thương. Ngoài ra, nếu đang ở giữa một trận đấu, chườm đá sẽ giúp bạn bớt đau để tiếp tục. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ và không nên bất chấp hệ quả.

Nhiều người không hề bị ung thư nhưng tuyệt đối tin mình có bệnh. Họ lo lắng thái quá khi thấy mình có hàng loạt triệu chứng na ná như ung thư.

Bác sĩ Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm Ung thư PCC (Singapore), cho biết trong quá trình điều trị ung thư, ông từng gặp nhiều người khỏe mạnh nhưng lại luôn bị ám ảnh bệnh tật. Họ không bị ung thư nhưng tuyệt đối tin mình có bệnh. Đối diện với bác sĩ, những người này bày tỏ nỗi sợ hãi thái quá khi đưa ra hàng loạt các triệu chứng chứng minh mình đang bị ung thư. Cho đến nay, bác sĩ có hẳn một danh sách dài những bệnh nhân bị "nỗi ám ảnh mang tên ung thư" như thế.

Ảnh minh họa: Health.
Theo quan sát của người thầy thuốc, đôi khi nỗi ám ảnh ung thư tác động lên những người đã trực tiếp chăm sóc cho người thân bị đau đớn và bệnh tật hành hạ một thời gian dài trước khi qua đời vì ung thư. Đối với bác sĩ gặp trường hợp này, việc chứng minh một người bị ung thư lại dễ dàng hơn rất nhiều so với chứng minh điều ngược lại.

Bác sĩ Ang từng tiếp một phụ nữ trung niên đến phòng khám phàn nàn về nhiều triệu chứng và tin chắc bẩm rằng chúng là do ung thư gây ra. Bà bảo bị ho mạn tính và hỏi "Liệu có phải là ung thư phổi không bác sĩ?". Bệnh nhân này cũng thường xuyên bị đau đầu và mất ngủ nên băn khoăn "Đócó phải tôi có khối u não không?". Bà có hẳn một danh sách dài các triệu chứng mang đến trình cho bác sĩ xem.

Sau khi xem qua bệnh sử của bà và làm một số bước cần thiết, bác sĩ cho rằng bệnh nhân có thể bị căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên rất khó để khẳng định cho bà là các triệu chứng đó không có thật. Thực tế, những ca này như thế này rất hiếm khi bị ung thư.

Khi bệnh nhân phàn nàn rằng họ gặp vấn đề ở một cơ quan nào đó, việc kiểm tra và xét nghiệm sẽ dễ dàng khu biệt hơn. Chẳng hạn chứng ho thường liên quan đến hệ hô hấp. Thông qua chụp XQuang, cắt lớp vi tính phổi và khám chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ có thể tự tin loại bỏ ung thư ra khỏi danh sách nguyên nhân gây chứng ho. Tuy nhiên trong các trường hợp bệnh nhân chỉ phàn nàn các dấu hiệu chung chung như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi sẽ có rất nhiều nguyên nhân, có thể liên quan đến ung thư hoặc không. Khi đó đòi hỏi bác sĩ phải kiên nhẫn để tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề.

Đối với bất kỳ bệnh nhân nào, sau khi thăm khám và chẩn đoán các triệu chứng, bác sĩ chuyên về ung thư luôn cố gắng tách những triệu chứng cần kiểm tra sâu hơn. Với mỗi lời phàn nàn cần phải có câu trả lời ngay, thầy thuốc cũng tiến hành kiểm tra sâu hơn để chắc chắn không bỏ sót dấu hiệu bệnh nguy hiểm.

Khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị "ung thư ảo" đòi hỏi người thầy thuốc phải nhạy bén, kiên nhẫn và thấy hiểu nhân tâm. Bác sĩ Ang tâm sự trước đây ông cho rằng "thật mất thời gian với những bệnh nhân ung thư ảo này" và rất dễ nổi cáu vì mất nhiều thời gian. Trong khi bác sĩ nên chăm sóc những người bị bệnh thật chứ không phải những ca tưởng tượng. Qua nhiều năm, ông thấy ngày càng có nhiều người lo lắng thái quá về ung thư một phần có thể do nhận thức và sự tiếp cận thông tin bệnh tật ngày càng tốt hơn hoặc do ám ảnh khi chứng kiến nhiều người thân, bạn bè bị ung thư. Bác sĩ bắt đầu nhận ra những người này có thể không bị ung thư nhưng họ thực sự bị bệnh.

Trong quá trình trò chuyện với người bị ám ảnh ung thư, thầy thuốc rất dễ đổ mọi triệu chứng cho việc lo lắng thái quá của bệnh nhân. Tuy nhiên vì là làm việc ở chuyên khoa ung thư nên bác sĩ Ang luôn cẩn thận hơn khi thực hiện các bước thăm khám cần thiết để đảm bảo bệnh nhân không bị ung thư. Khi đã gạt bỏ được chẩn đoán ung thư ra khỏi danh sách, ông sẽ giới thiệu cho họ đi gặp chuyên viên tư vấn sức khỏe. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần được bác sĩ  tâm lý chăm sóc.

Trở lại trường hợp người phụ nữ trên dù được chẩn đoán không hề bị ung thư nhưng bà vẫn tiếp tục tới phòng khám để kiểm tra thường xuyên. Mặc dù bác sĩ giải thích cặn kẽ nhưng bà vẫn khăng khăng đòi khám. Khi bác sĩ hỏi, bà chỉ mỉm cười giải thích: "Khám để yên tâm hơn ấy mà". Theo bác sĩ Ang, việc quan tâm khám sức khỏe định kỳ là một điều tốt, tuy nhiên đừng để nỗi lo ung thư trở nên thái quá và chế ngự biến bạn từ một người lành trở thành "bệnh nhân ảo".

Nguồn: Suc khoe/ VnExpress

Một số người không quen Trần Lập, chỉ biết anh là một tay phượt kỳ cựu, nhưng khi nghe tin thủ lĩnh nhóm Bức Tường bị ung thư, họ đã gửi đến anh lời chúc bình an. 


Bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng, bước vào cuộc phẫu thuật ngày 6/11 và đối mặt với một "cuộc chiến" phía trước, nhạc sĩ - ca sĩ Trần Lập vẫn tỏ ra rất bình tĩnh khi đón nhận tin này.

Anh vốn là người mê phượt và thường có những bài viết tư vấn cung đường hấp dẫn người đọc bởi lối viết dí dỏm, chân tình. Do đó, bên cạnh những lời động viên của người hâm mộ, Trần Lập còn nhận được những lời chúc từ các phượt thủ quen biết lẫn xa lạ.

Trần Lập tại cột cờ Lũng Cú. Ảnh: FBNV
Ngô Minh Tuấn, kiến trúc sư Viện quy hoạch xây dựng, vốn là dân phượt xe sidecar với nhiều cung đường từ Nam chí Bắc. Anh nhắn nhủ: "Tôi biết Trần Lập qua một đứa em. Dù chưa có dịp nói chuyện, tôi vẫn muốn gửi lời chúc sức khỏe đến anh. Hãy nhớ rằng sống bằng đam mê thì bao khó khăn bệnh tật cũng sẽ như những con đường. Chưa đi qua thì thấy xa lạ, qua rồi mới thấy sức người phi thường. Cố lên anh!". 

Trần Thương, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bút danh Mèo Già, thì viết trên facebook của mình về căn bệnh ung thư với 150.000 ca mắc mới mỗi năm ở Việt Nam: "Thỉnh thoảng lại nghe tin người quen hoặc không quen mắc ung thư mà đau lòng. Mong anh Trần Lập mạnh mẽ để chiến thắng".

phuot-thu-gui-loi-chuc-suc-khoe-den-tran-lap-1
Nhiều phượt thủ cũng gửi lời chúc sức khỏe đến Trần Lập trên mạng xã hội, đồng thời chia sẻ bản nhạc nổi tiếng Những chuyến đi dài. Ảnh: FB
Trong số những lời chúc còn có của một cô gái tên Tâm Nguyễn, 27 tuổi ở TP HCM, làm công việc truyền thông nhưng thường "xách" xe đi phượt một mình. Cô nhắn nhủ: "Anh Trần Lập chắc chắn không biết tôi là ai, nhưng tôi vẫn mong anh chiến thắng được căn bệnh này để tiếp tục giữ lửa, truyền cảm hứng cho những người mê phượt, mê xê dịch như tôi". 

Là người từng phượt nhiều cung đường cam go với Trần Lập, nghệ sĩ guitar của Oringchains Band Nguyễn Hồng Vỹ lại chọn cách thể hiện tình cảm một cách kín đáo hơn. Trong lúc người thủ lĩnh vừa thực hiện xong ca mổ, anh Vỹ không quên nhắn thêm rằng mọi người không nên quá lo lắng về tình trạng của anh Trần Lập: "Tinh thần và thể lực của anh ấy rất tốt nên chắc chắn sẽ vượt qua được". 

Theo tin mới nhất Trần Lập đăng trên trang cá nhân, ca mổ đã thành công và hiện tại anh rất ổn.

More

Bài mới