Răng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Chiếc răng sữa đầu tiên mọc lúc 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé mới sinh ra đã có răng hoặc răng mọc sớm trong vòng 1 tháng đầu đời, đây chính là răng sơ sinh. 


Về tỉ lệ, răng sơ sinh hiếm gặp, khoảng 1 trên 2000 đến 3000 trẻ được sinh ra. Vị trí thường gặp là vùng nướu trước của hàm dưới. Các răng này thường có chân răng ngắn và bám lỏng lẻo vào mô nướu.

Khi trẻ bú, những chiếc răng này có thể gây kích thích dẫn đến tổn thương lưỡi của trẻ hoặc gây khó chịu cho mẹ. Trong hầu hết các trường hợp, răng sơ sinh không liên quan đến bệnh lý toàn thân; tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng là 1 biểu hiện trong các hội chứng như Ellis-van Creveld, Pierre Robin, Riga Fede...

Răng sơ sinh có thể được phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Một số trường hợp có thể cần chụp X-quang răng hoặc thực hiện một số xét nghiệm để xác định răng sơ sinh có liên quan đến bệnh lý toàn thân không.

Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn hoặc gạc ướt, sạch lau nhẹ nhàng răng sơ sinh và nướu xung quanh, thường xuyên kiểm tra tình trạng nướu và lưỡi để phát hiện sớm tổn thương. Khi răng sơ sinh gây đau, loét vùng lưỡi, miệng hoặc có triệu chứng khác, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Răng sơ sinh cần được nhổ sớm tại bệnh viện chuyên Nhi, khi chúng có biểu hiện lung lay và có nguy cơ rơi vào đường thở của trẻ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ sơ sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Bài mới